Danh Mục Sản Phẩm

Quản lý sản xuất là gì? 9 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả nhất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 49
Tên Sản Phẩm
: Quản lý sản xuất là gì? 9 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả nhất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Quản lý sản xuất là gì? Tìm hiểu vai trò, công việc, quy trình và các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả và phổ biến hiện nay.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong thời đại công nghệ 4.0, quản lý sản xuất không còn đơn thuần là việc điều chỉnh quy trình sản xuất mà đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Vậy quản lý sản xuất là gì, làm những công việc gì? Cùng DACO - Đơn vị cung cấp hệ thống tự động hóa công nghiệp tìm hiểu về vai trò, quy trình và các phương pháp quản lý hiệu quả để mang lại những bước tiến lớn cho doanh nghiệp.

1. Quản lý sản xuất là gì?

quan-ly-san-xuat-la-gi

Quản lý sản xuất là quá trình tổ chức, điều phối và điều chỉnh các hoạt động sản xuất để đạt được mục tiêu sản xuất của tổ chức, doanh nghiệp. Nó bao gồm việc lập kế hoạch, điều phối, giám sát và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp và các quy trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu, quản lý nguồn nhân lực, tài sản, đến sản xuất sản phẩm, và phân phối sản phẩm cuối cùng.

Việc quản lý sản xuất nhằm mục tiêu giám sát cũng như cải thiện hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Đó là đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho sản xuất được quản lý hiệu quả, và nhà quản lý đáp ứng được những kỳ vọng về chất lượng và số lượng của hàng hoá.

2. Vai trò của quản lý sản xuất đối với doanh nghiệp

vai-tro-cua-quan-ly-san-xuat

Quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp. Nó đảm nhận trách nhiệm then chốt trong việc:

2.1 Đảm bảo sản xuất đúng tiến độ, số lượng và chất lượng

Đầu tiên, vai trò của việc quản lý là giúp cung cấp hàng hóa đúng chất lượng và đúng số lượng, đúng thời gian và trong ngân sách của doanh nghiệp. Nhà quản lý lập kế hoạch sản xuất chi tiết về nhu cầu, xác định nguồn lực, lên lịch trình sản xuất và kiểm soát tiến độ của hoạt động sản xuất. Quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn đề ra. Bên cạnh đó cung cấp sản phẩm đúng số lượng, thời gian cho khách hàng tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho dư thừa cho doanh nghiệp.

2.2 Giảm chi phí sản xuất

Quản lý sản xuất áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất. Nhà quản lý tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín với giá cả cạnh tranh nhất để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

2.3 Quản lý nguồn lực con người, ngân sách hiệu quả

Nhà quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất như nhân công, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị trong doanh nghiệp. Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, khoa học như ứng dụng hệ thống quản trị sản xuất (MES) để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. 

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tạo môi trường làm việc an toàn, thoải mái giúp nhân viên làm việc tốt hơn.

2.4 Quản lý rủi ro sản xuất

Việc đối mặt và đánh giá, quản lý các rủi ro trong quá trình sản xuất giúp loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn và thiết lập các biện pháp phòng ngừa giúp giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và an toàn của người lao động.

3. Công việc quản lý sản xuất là gì?

cong-viec-quan-ly-san-xuat-la-gi

Tuỳ theo ngành nghề và cấp độ của chức vụ, nhưng nhìn chung, người quản lý sản xuất có các trách nhiệm sau:

  • Lập kế hoạch sản xuất: Dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, ngân sách, sắp xếp nhân sự, nguyên vật liệu, máy móc phù hợp với mục tiêu sản xuất
  • Quản lý quy trình sản xuất và kiểm soát đầu vào để đạt được đầu ra trong sản xuất
  • Tạo và duy trì lịch làm việc cho nhân viên
  • Giám sát sản xuất để đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch, và tìm cách để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh
  • Giao tiếp kết hợp làm việc hiệu quả với nhân viên cấp dưới, cấp trên, các bên liên quan, nhà cung cấp và khách hàng
  • Quản lý chất lượng của sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đề ra
  • Quản lý an toàn trong sản xuất
  • Xác định, đánh giá và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất và nhân sự trong nhà máy, khu vực sản xuất

4. Quy trình quản lý sản xuất

quy-trinh-quan-ly-san-xuat

4.1 Lập kế hoạch sản xuất

Quy trình quản lý sản xuất bắt đầu bằng việc lập kế hoạch sản xuất tỉ mỉ và chi tiết. Trong giai đoạn này, các nhà quản lý cần xác định rõ nhu cầu thị trường, ngân sách và nguồn lực doanh nghiệp và lập kế hoạch sản xuất dựa trên đó.

4.2 Quản lý nguyên vật liệu

Sau đó, nhà quản lý tiến hành quản lý nguyên vật liệu bằng cách đặt hàng và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu khi nhận hàng. Việc lưu trữ và quản lý nguyên vật liệu trong kho là một phần quan trọng của quy trình này.

4.3 Sản xuất

Trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất, nhà quản lý cần lập kế hoạch sản xuất chi tiết, bao gồm việc chuẩn bị máy móc và thiết bị sản xuất cũng như đào tạo nhân viên. Quá trình sản xuất chính diễn ra, các nhà máy tiến hành sản xuất theo kế hoạch đã lập trước đó. Trong quá trình này, việc theo dõi quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng và hiệu suất là rất quan trọng.

4.4 Kiểm tra chất lượng

Quản lý chất lượng là một phần quan trọng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe và sự cạnh tranh của thị trường. Nhà quản lý sản xuất cần thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và áp dụng chúng trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm. Sau khi sản xuất xong, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng lần cuối theo tiêu chuẩn đã thiết lập.

4.5 Đóng gói và bảo quản

Tiếp theo, sản phẩm sẽ được đóng gói và bảo quản trong kho thường hoặc kho đặc biệt như kho lạnh nếu cần thiết.

4.6 Xuất kho và giao hàng

Xuất kho để giao hàng là bước tiếp theo trong quy trình, trong đó sản phẩm được chuẩn bị và vận chuyển đến điểm đích. Thông tin về xuất kho sẽ được ghi nhận và cập nhật để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu hệ thống quản lý kho.

4.7 Kiểm kê và quản lý tồn kho

Quản lý tồn kho cũng là một phần quan trọng của quy trình quản lý sản xuất. Bằng việc thực hiện kiểm kê định kỳ và quản lý tồn kho hiệu quả, doanh nghiệp có thể tránh lãng phí và thiếu hụt hàng hoá.

4.8 Định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là quy trình quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu và cạnh tranh, xác định chi phí sản xuất, và đánh giá giá trị thực của sản phẩm đối với khách hàng. Dựa trên các thông tin thu thập được, doanh nghiệp sẽ thiết lập giá và điều chỉnh để đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận hợp lý.

5. Nhân viên quản lý sản xuất cần những kỹ năng gì?

ky-nang-cua-nhan-vien-quan-ly-san-xuat

Quản lý sản xuất là một công việc đầy thử thách nhưng cũng rất quan trọng và đáng tự hào. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nhất định:

  • Kỹ năng công nghệ: Có năng lực về thiết bị kỹ thuật, bảo trì, có kỹ năng tin học văn phòng
  •  Khả năng nhạy bén trong kinh doanh
  • Có kiến thức tài chính và ngành sản xuất, nắm được các quy định của ngành
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề
  • Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức, khả năng thực hiện nhiều việc, cẩn thận và chú ý đến cả tiểu tiết
  • Có tư duy phản biện, biết lập kế hoạch chiến lược

6. Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Khi triển khai các phương pháp quản lý sản xuất, điều quan trọng là nhà quản lý cần điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và yêu cầu cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp của bạn. Sau đây là các phương pháp hữu ích để quản lý, tổ chức sản xuất hiệu quả:

6.1 Lean manufacturing (Phương pháp sản xuất tinh gọn)

Sản xuất tinh gọn là phương pháp tập trung loại bỏ lãng phí trong sản xuất bằng cách tối ưu hoá các quy trình hoạt động, giảm thời gian lãng phí và gia tăng hiệu suất sản xuất. Các nguyên lý trong Lean bao gồm: Giảm lãng phí, tạo giá trị cho khách hàng, tăng cường hiệu suất công việc, cải thiện chất lượng. 

6.2 Six Sigma

Six  Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng tập trung vào việc cải thiện quy trình sản xuất bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật để thống kê. Mục tiêu của phương pháp Six Sigma là giảm thiểu sai lệch và cải thiện chất lượng đến mức độ gần như hoàn hảo.

phuong-phap-quan-ly-san-xuat-six-sigma

6.3 Theory of Constraints (TOC - Lý thuyết về Ràng buộc)

TOC tập trung vào việc xác định và loại bỏ ràng buộc chính trong quy trình sản xuất để tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ hệ thống. Ví dụ như nếu dây chuyền sản xuất có một bước chỉ xử lý được một số lượng nhất định sản phẩm mỗi giờ, tạo ra một ràng buộc. Khi đó, phương pháp quản lý sản xuất TOC sẽ tập trung vào giải quyết vấn đề này bằng cách tăng cường năng suất của bước đó hoặc tìm cách phân chia công việc sao cho không gây ra ràng buộc.

6.4 Total Quality Management (TQM - Quản lý Chất lượng Tổng thể)

TQM tập trung liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ bằng cách tích hợp quản lý chất lượng vào tất cả các khía cạnh tổ chức. Ví dụ, TQM đảm bảo mọi nhân viên được đào tạo về chất lượng, đóng góp ý kiến cải thiện quy trình. TQM cũng có thể sử dụng các công cụ kiểm tra chất lượng như biểu đồ Ishikawa (xương cá) hoặc biểu đồ Pareto để phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chất lượng và tìm cách khắc phục chúng.

6.5 Just-in-Time (JIT)

Just In Time là phương pháp quản lý sản xuất tập trung vào cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm đúng đắn, đúng thời điểm, đúng số lượng cần thiết và đúng nơi để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất. Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị trong sản xuất hay dịch vụ đều phải loại bỏ.

6.6 Kaizen

Kaizen là triết lý đến từ Nhật Bản, mang ý nghĩa là cải tiến liên tục, tập trung vào việc tạo ra những tiến bộ nhỏ và liên tục trong quy trình sản xuất. Bằng cách tập trung vào sức mạnh tập thể, Kaizen nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong một thời gian dài.

6.7 Tiêu chuẩn 5S

5S là viết tắt của 5 từ tiếng Nhật: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng. Phương pháp này giúp tăng cường hiệu suất lao động, chất lượng sản phẩm và tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

6.8 Chu trình PDCA

phuong-phap-quan-ly-san-xuat-chu-trinh-pdca

Chu trình PDCA - Viết tắt của cụm từ Plan-do-check-act. Đây là 4 bước được lặp đi lặp lại để không ngừng cải tiến sản phẩm, quy trình: 

  • Plan: Lập kế hoạch 
  • Do: Triển khai kế hoạch 
  • Check: Đánh giá kết quả đã triển khai
  • Act: Quyết định dựa trên kết quả kiểm tra, cải tiến quy trình và thiết lập chu trình PDCA mới. 

6.9 Sử dụng hệ thống quản lý sản xuất

Hệ thống MES (Manufacturing Execution System) không chỉ là một công cụ quản lý mà còn là một yếu tố quan trọng giúp nhà máy nâng cao hiệu suất, chất lượng và linh hoạt trong quá trình sản xuất, từ đó tạo ra lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Hiện nay, SEEACT-MES là một giải pháp toàn diện cho quản lý sản xuất, được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn, mang lại nhiều lợi ích vượt trội:

  • Tối ưu hoá quy trình sản xuất: SEEACT-MES giúp tổ chức, điều phối và theo dõi các công đoạn sản xuất hiệu quả, giảm thời gian chờ đợi, lãng phí và tăng cường tính linh hoạt trong quy trình
  • Nâng cao năng suất sản xuất: Bằng cách cung cấp thông tin về hiệu suất máy móc, thời gian chạy, nghỉ theo real time (thời gian thực), SEEACT-MES giúp tối ưu hoá khả năng sản xuất và tăng cường năng suất. SEEACT-MES có thể số hoá mọi máy móc bất kể thương hiệu hay tuổi đời với đội ngũ có chuyên môn cao.
  • Kiểm soát chất lượng: SEEACT-MES kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và mang đến niềm tin khách hàng.
  • SEEACT-MES mang đến một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả cho nhân viên: Nhờ hệ thống bảo trì máy móc, doanh nghiệp không phải gặp tình trạng máy lỗi, nghỉ lâu gây lãng phí và gián đoạn quá trình sản xuất. Ngoài ra, khi áp dụng công nghệ, doanh nghiệp mang tới một môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn và hứng khởi cho nhân viên.

he-thong-quan-ly-san-xuat-chuyen-nghiep-seeact-mes

7. Thách thức và xu hướng của quản lý sản xuất hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn:

  • Sự cạnh tranh cao trên toàn cầu: Đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hoá quy trình và giảm chi phí để duy trì và gia tăng lợi thế cạnh tranh
  • Thiếu nguồn lực vận hành công nghệ cao: Sự khan hiếm nguồn nhân lực có kỹ năng và chất lượng là một bài toán khó đối với mỗi quốc gia
  • Biến đổi khí hậu: Ngành sản xuất cần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
  • Thách thức về an ninh mạng: Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến nguy cơ bảo mật thông tin, dữ liệu. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ các cuộc tấn công mạng và mất thông tin doanh nghiệp

Với những thách thức trên, xu hướng quản lý sản xuất hiện nay có thể kể đến như:

  • Ứng dụng kỹ thuật số hoá và tự động hoá: Số hoá ngành sản xuất từ quản lý đến chuỗi cung ứng, vận hành nhà máy mang lại sự linh hoạt và tăng cường hiệu suất hiệu quả cho ngành sản xuất.
  • Chú trọng nâng cao hiệu suất và chất lượng: Doanh nghiệp sản xuất ngày càng đề cao và tập trung sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, tận dụng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI và Internet of Things (IoT).
  • Sản xuất bền vững và tái chế: Doanh nghiệp sản xuất tập trung vào việc sử dụng tài nguyên tái chế và hướng tới phát triển sản xuất bền vững để bảo vệ hành tinh sống.
  • Hợp tác chặt chẽ với cộng đồng: Các doanh nghiệp ngày càng hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng, khách hàng, đối tác để tạo ra giá trị dài hạn và thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng nhiều như hiện nay, việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất đóng vai trò then chốt cho sự thành công của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian sản xuất, từ đó mang lại lợi thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. Trên con đường chinh phục thị trường cạnh tranh ngày nay, việc áp dụng các giải pháp quản lý sản xuất hiện đại không chỉ là lựa chọn mà là sự cần thiết, đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật